5/5 - (1 bình chọn)

Chỉ số KPI hay KPI là gì? Chỉ số KPI là một phương pháp quản lý nằm trong top các công cụ quản lý được các công ty trên toàn cầu sử dụng. Tầm quan trọng của KPI đối với doanh nghiệp như thế nào?

Kpi Là Gì?

KPI là gì?

KPI – Key Performance Indicator là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỉ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng của công ty hay doanh nghiệp cá nhân. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có các chỉ số KPI khác nhau để đánh giá hiệu quả làm việc một cách khách quan của mỗi bộ phận đó.

KPI là cơ sở để nhà quản lý đánh giá thành tích của phòng ban, của nhân viên và đưa ra những khuyến khích phù hợp cho từng phòng ban, từng nhân viên.

KPI áp dụng cho nhiều mục đích

Quản lý hệ thống công việc của một tổ chức, tự quản lý công việc của nhóm, của cá nhân. Hay nói cách khác, KPI chính là mục tiêu công việc mà tổ chức, phòng ban, tổ nhóm hay cá nhân cần đạt được để đáp ứng yêu cầu chung. Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của vị trí công tác, chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, tổ chức (công ty, cơ quan, phòng ban) sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. KPI cho thấy được hiệu quả hoạt động về kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức cũng như để đánh giá xem người thực thi công việc đó có đạt được mục tiêu hay không.

Kpi Là Gì?

Vai trò của KPI (Key Performance Indicators)

Với doanh nghiệp:

  • Theo dõi được hiệu suất làm việc của nhân viên trực quan, minh bạch, chính xác cũng như đề ra chế độ lương thưởng, kỷ luật phù hợp.
  • Nâng cao hiệu quả quy trình nghiệm thu thực hiện công việc.
    Đảm bảo những mục tiêu, tầm nhìn có thể được hoàn thành đúng như kỳ vọng.

Với nhân viên:

  • Hiểu được mức độ hoàn thành công việc so với mục tiêu đề ra.
  • Tạo động lực làm việc, hướng tới thực hiện mục tiêu.
  • Phát hiện ra các khiếm khuyết nếu chậm tiến độ thực hiện nhiệm vụ để cải thiện kịp thời.

Phân loại KPI

KPIs được gắn với các mục tiêu mang tính chiến lược: Các mục tiêu mang tính chiến lược thì thường là tiền, profit, market share ==> tác động trực tiếp đến sự sống còn của công ty.

KPIs được gắn với các mục tiêu mang tính chiến thuật: Các chiến thuật là những hoạt động nhỏ nhằm giúp công ty đến được gần hơn với việc đạt mục tiêu chiến lược.

Xây dựng và triển khai hệ thống KPI

Bước 1: Xác định bộ phận/người xây dựng KPIs

Có 2 phương pháp chính:

  • Các bộ phận/phòng/ban chức năng trực tiếp xây dựng hệ thống KPIs cho các vị trí trong bộ phận/phòng/ban đó; trong đó đội ngũ quản trị nhân lực đóng vai trò hỗ trợ, chỉ dẫn về mặt phương pháp để đảm bảo KPIs tuân thủ đúng các nguyên tắc trên.
  • Bộ phận nhân sự, đội ngũ quản lý cấp cao sẽ đưa ra bộ KPIs cho phòng/ban/bộ phận. Khác với phương pháp trên, phương pháp này đảm bảo được tính khách quan, khoa học về phương pháp. Tuy nhiên, các chỉ số KPIs đưa ra có thể không thực tế, không thể hiện được đúng chức năng, nhiệm vụ của bộ phận/phòng/ban.

Bước 2: Xác định các chỉ số KPIs

KPI của bộ phận chủ yếu sẽ dựa vào chức năng, nhiệm vụ của bộ phận đó như thế nào. Người xây dựng KPI sẽ đặt ra chỉ số chung theo đặc trưng của bộ phận và đây cũng là cơ sở để đưa ra KPI của từng vị trí chức danh.

Bạn cần ứng dụng những tiêu chí SMART để đánh giá từng chỉ số thực hiện công việc:

  • S – Specific: Mục tiêu cụ thể.
  • M – Measurable: Mục tiêu đo lường được
  • A – Attainable: Mục tiêu có thể đạt được.
  • R – Relevant: Mục tiêu thực tế
  • T – Timebound: Mục tiêu có thời hạn cụ thể

Kpi Là Gì?

Bước 3: Đánh giá mức độ hoàn thành KPI

Sau khi đã xác định được KPIs cho phòng ban và từng vị trí công việc trong doanh nghiệp, đã đến lúc áp dụng nó vào trong việc quản trị, cả nhân sự và năng suất.

Bước 4: Liên hệ giữa đánh giá KPIs và lương thưởng

Với mỗi mức độ hoàn thành KPIs, người xây dựng hệ thống KPIs sẽ xác định một mức lương thưởng nhất định.

Chính sách này có thể được quy định từ trước bởi các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp, của quản lý cấp cao nhất trong phòng ban, người xây dựng hệ thống KPIs hoặc do chính các nhân viên tự thống nhất với nhau.

Bước 5: Điều chỉnh và tối ưu KPI

KPIs có thể được theo dõi và điều chỉnh theo thời gian.

Ban đầu, hãy xem xét các KPIs vừa được lập để đảm bảo rằng các số liệu là phù hợp. Có thể mất vài tháng đầu để mọi thứ đạt đến mức tối ưu nhưng một khi đã có được KPI cuối cùng, hãy duy trì nó trong ít nhất một năm.

Giới thiệu doanh nghiệp WebHD

WebHD Agency – Với xứ mệnh mang đến giải pháp cho Website và lĩnh vực Digital Marketing.

WebHD được “sinh ra” để mang đến cho bạn những cơ hội kinh doanh, nhằm giúp bạn xây dựng thương hiệu cũng như giúp thương hiệu của bạn trở nên nổi bật giữa hàng ngàn các thương hiệu khác. WebHD sẽ luôn đồng hành cùng bạn trên chặng đường xây dựng và đưa ra các kế hoạch, chiến lược: Thiết kế website, SEO, Lên kế hoạch nội dung cho website và fanpage, Facebook Ads, Google Ads,…

WebHD sở hữu hàng trăm mẫu giao diện thiết kế hiện đại, tích hợp đầy đủ chức năng giúp bạn có thể dễ dàng thao tác chỉnh sửa theo mong muốn. Còn nếu bạn quá bận rộn và không thể tự mình tối ưu tất cả? Đừng lo lắng, đội ngũ chăm sóc khách hàng của chúng tôi sẽ luôn đồng hành hướng dẫn và hỗ trợ bạn trong suốt thời gian sử dụng website.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay WebHD để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Xem thêm: Card Visit là gì?

 

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ HD
–  Địa chỉ: 4B Nhất Chi Mai, Phường 13, Quận Tân Bình, TPHCM.
–  Điện thoại: 0938 002 776 – 039 323 8853 (zalo)
–  Email: info@webhd.vn
–  Website: webhd.vn

 

Tác giả: Đỗ Huy Hiếu
Avatar Of Đỗ Huy Hiếu
Tôi là: Đỗ Huy Hiếu CEO công ty HD Agency. Với đam mê công nghệ số, muốn dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để hỗ trợ các doanh nghiệp cùng nhau phát triển thương hiệu bền vững trên nền tảng online. Sau hơn 7 năm kinh nghiệm, Tôi đã giúp cho rất nhiều doanh nghiệp phát triển thương hiệu và tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trên nền tảng online. Một số đối tác lớn của HD Agency như: Bidrico, Breadtalk Việt Nam, Đại Đồng Tiến, Bitex, Sài Gòn Milk....Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành lâu dài, đem lại giá trị bền vững cho các doanh nghiệp và sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại HD Agency. Kết nối với chúng tôi qua Facebook | Youtube | Zalo | TikTok